Ngôn ngữ

Lệ phí xin Visa Mỹ

Phí xin visa và các phí liên quan

  • THÔNG BÁO MỚI: Thu phí bằng tiền Việt Nam Đồng và thêm 7 điểm thu phí  từ 8/8/2013
  • Lệ phí xét đơn xin visa không di dân
  • Visa theo giấy phép của Bộ An ninh Nội địa 
  • Lệ phí cấp visa tương hỗ
  • Lệ phí SEVIS
  • Được miễn lệ phí
THÔNG BÁO MỚI: Thu phí bằng tiền Việt Nam Đồng và thêm 7 điểm thu phí từ 8/8/2013
Nhằm mục tiêu nâng cao dịch vụ khách hàng cho đương đơn xin visa không định cư, từ ngày 8/8/2013 việc thu phí xét đơn visa Hoa Kỳ sẽ có hai cải tiến lớn:
I. Đương đơn sẽ nộp phí xét đơn visa Hoa Kỳ bằng tiền Đồng Việt Nam.
II. Sẽ có thêm điểm nộp phí xét đơn tại bảy (7) thành phố ngoài Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (là các chi nhánh Eximbank tại Vinh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt và Cần Thơ).
Đương đơn xin visa sẽ nộp phí xét đơn bằng tiền Đồng Việt Nam, theo biểu giá dưới đây.  Citibank không thu phí bằng tiền Đô-la Mỹ.
I. THU PHÍ BẰNG TIỀN ĐỒNG VIỆT NAM
 1.   Phần lớn đương đơn xin visa nộp phí xét đơn là 3,440,000VND(thay đổi theo tỉ giá).  Phí này áp dụng cho các loại visa sau:
  • Visa B1/B2 cho khách du lịch/thăm thân, khách đi dự hội nghị/công tác ngắn hạn
  • Visa C1/D cho khách quá cảnh/đội bay/thuyền viên
  • Visa I cho báo chí/truyền thông 
  • Visa F/M/J cho sinh viên/khách trao đổi
 2.   Đương đơn xin các loại visa theo giấy phép làm việc của Bộ An ninh Nội địa phải nộp mức phí xét đơn là 4,085,000VND (thay đổi theo tỉ giá).  Phí này áp dụng cho các loại visa sau:
  • Visa H cho người làm việc ngắn hạn và thực tập sinh
  • Visa L cho người làm việc luân chuyển trong các công ty 
  • Visa O cho ngoại kiều có khả năng đặc biệt
  • Visa P cho vận động viên, hoạ sĩ, nghệ sĩ và giới giải trí
  • Visa Q cho khách trao đổi văn hoá quốc tế
  • Visa R cho công việc tôn giáo
Nếu không biết chắc chắn mình xin visa loại nào và phải nộp bao nhiêu tiền, đương đơn nên nộp mức phí 3,440,000VND tại Ngân hàng Citibank.  Đương đơn có thể nộp thêm 30 đô-la Mỹ (bằng tiền đô-la Mỹ hoặc thẻ tín dụng) tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội hoặc Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày hẹn phỏng vấn, nếu cần. Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán không thu phí bằng tiền Đồng Việt Nam.
 3.   Đương đơn xin visa K – visa cho Hôn phu/Hôn thê hoặc Chồng/Vợ của công dân Hoa Kỳ nộp mức phí 5,160,000VND (thay đổi theo tỉ giá). Phí này chỉ có thể đóng tại Citibank thành phố Hồ Chí Minh, bằng tiền Đồng Việt Nam.  
 4.   Thương nhân và nhà đầu tư của các nước có hiệp định đầu tư với Hoa Kỳ (visa E) nộp mức phí 270 đô-la Mỹ. Hiện tại Citibank không thu mức phí này.  Đương đơn cần nộp phí này tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội hoặc Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày hẹn phỏng vấn.
 Đương đơn cần trình bản copy của trang thông tin cá nhân trên hộ chiếu lúc nộp phí.
 Sau khi nộp lệ phí xét đơn visa, đương đơn sẽ được Ngân hàng Citibank cấp một biên lai thu tiền gồm hai liên. Khi đến phỏng vấn tại Đại sứ quán/Tổng Lãnh sự quán, đương đơn phải trình cả hai liên của biên lai này. Mọi đương đơn, kể cả trẻ em, phải có hoá đơn nộp lệ phí riêng. Lệ phí xin visa chỉ được sử dụng cho một lần xét đơn và không được hoàn lại.
II. THÊM ĐIỂM THU PHÍ VISA
Hiện nay, bên cạnh Citibank Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đã có thêm điểm nộp phí xét đơn tại bảy (7) thành phố khác.  Đương đơn có thể nộp loại phí 3,440,000VND (cho phần lớn các loại visa) và loại phí 4,085,000VND (cho các loại visa theo giấy phép làm việc của Bộ An ninh Nội địa) tại các chi nhánh của Eximbank trong danh sách sau: 
Eximbank Vinh: 182 Nguyễn Văn Cừ, P.Hưng Phúc, TP.Vinh, tỉnh Nghệ An. Điện thoại: (0383) 585717.
Eximbank Hải Phòng: 32 Đường Trần Phú, Quận Ngô Quyền, Tp. Hải Phòng. Điện thoại: ( 84-0313) 757578
Eximbank Huế: 205 Trần Hưng Đạo, P.Phú Hòa, Tp.Huế. Điện thoại: 054-3588600
Eximbank Đà Nẵng: 48 Trần Phú, TP. Ðà Nẵng. Điện thoại: (84.0511) 3830 889
Eximbank Nha Trang: 63 Yersin, TP.Nha Trang. Điện thoại: (84.058) 3811888
Eximbank Đà Lạt : 2D-2D/1-2E Nguyễn Văn Trỗi, P.01,TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Điện thoại: (063) 3522111, 3522333, 3522444
Eximbank Cần Thơ: 08 Phan Đình Phùng, TP.Cần Thơ. Điện thoại: (84.071) 821 915

 Sau khi nộp lệ phí xét đơn visa, đương đơn sẽ được Ngân hàng Eximbank cấp một biên lai thu tiền gồm hai liên.  Đương đơn phải nộp cả hai liên của biên lai này cùng hồ sơ xin gia hạn visa. Mọi đương đơn, kể cả trẻ em, phải có hoá đơn nộp lệ phí riêng biệt. Lệ phí xin visa chỉ được sử dụng cho một lần xét đơn và không được hoàn lại.                                                                                                                             


Eximbank sẽ không thu phí cho visa K và visa E.

Lệ phí xét đơn xin visa không di dân
Lệ phí xét đơn xin visa không di dân là loại lệ phí không được hoàn trả và được thu tại:
Ngân hàng Citibank
17 Ngô Quyền, Hà Nội
hoặc
Ngân hàng Citibank
Toà nhà Citibank Sun Wah, tầng trệt,
115 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Ngân hàng Citibank mở cửa từ 8h30 đến 11h30 sáng và 13h00 đến 15h30 chiều, thứ Hai đến thứ Sáu.
Đương đơn phải mang theo một bản sao hộ chiếu còn hiệu lực khi đến đóng lệ phí. Citibank chỉ chấp nhận tiền đôla Mỹ tiền mặt.
Phần lớn đương đơn xin visa không di dân phải đóng 160 đôla Mỹ. Các đương đơn này bao gồm những người xin visa kinh doanh/du lịch, quá cảnh/ thuyền viên, truyền thông, visa du học và visa trao đổi khách (visa B1/B2, C1/D, F, M, J và I).
Sau khi nộp lệ phí xét đơn xin visa, đương đơn sẽ được ngân hàng Citibank cấp một biên lai thu tiền gồm hai liên. Khi đến phỏng vấn tại Đại sứ quán, đương đơn phải trình cả hai liên của biên lai này. Mọi đương đơn, kể cả trẻ em, phải có hoá đơn nộp lệ phí riêng biệt. Lệ phí xin visa chỉ được sử dụng cho một lần phỏng vấn và không hoàn lại; nếu muốn chuyển nhượng phí này, vui lòng liên hệ trực tiếp với ngân hàng Citibank.

Visa theo giấy phép của Bộ An ninh Nội địa
Đương đơn cho các loại visa theo giấy phép của Bộ An ninh Nội địa sẽ đóng mức phí xin visa là 190 đôla Mỹ, có thể đóng tại ngân hàng Citibank (xem  trên thông tin).
Visa theo giấy phép của Bộ An ninh Nội địa bao gồm:
  • Visa H: làm việc ngắn hạn
  • Visa L: luân chuyển tới văn phòng đại diện của công ty ở Hoa Kỳ
  • Visa O: cho ngoại kiều có khả năng đặc biệt
  • Visa P: cho vận động viên, hoạ sĩ, nghệ sĩ và giới giải trí
  • Visa Q: rao đổi văn hoá quốc tế
  • Visa R: cho các nhà tu hành
Lệ phí visa cho các thương nhân và nhà đầu tư (visa E) là 270 đôla Mỹ, có thể đóng tại quầy thu ngân ở Đại sứ quán Hoa Kỳ vào ngày đi phỏng vấn, chỉ đóng bằng tiền mặt đô la Mỹ.

Lệ phí cấp visa tương hỗ
Công dân Việt Nam không phải trả lệ phí cấp visa tương hỗ.
Đương đơn một số nước khác có thể phải đóng thêm lệ phí cấp visa tuỳ thuộc các yếu tố khác bao gồm loại visa, quốc tịch của đương đơn và thời hạn hiệu lực của visa. Lệ phí cấp visa tuỳ thuộc vào quan hệ tương hỗ giữa Hoa Kỳ với các nước. Đương đơn chỉ phải đóng lệ phí cấp visa nếu đương đơn được duyệt cấp visa, và phí này được nộp tại Đại sứ quán sau khi phỏng vấn. Để có thông tin về biểu phí cấp visa tương hỗ theo danh sách các quốc gia, vui lòng truy cập vào trang web:http://www.travel.state.gov/visa/reciprocity/index.htm.

Lệ phí SEVIS
Phí dành cho tất cả sinh viên xin visa diện F, J và M:
Phí SEVIS (Hệ thống Thông tin Quản lý Sinh viên và Khách trao đổi) I-901 là lệ phí bắt buộc do Quốc hội quy định nhằm hỗ trợ hệ thống tự động quản lý sinh viên và khách trao đổi để đảm bảo rằng họ đang cư trú hợp pháp tại Hoa Kỳ.
Những sinh viên hoặc khách trao đổi được cấp biểu mẫu I-20 hoặc DS-2019 từ ngày 1 tháng 9 năm 2004 trở đi phải có trách nhiệm đóng lệ phí này trước khi nộp đơn xin visa. Ngoài ra, viên chức phỏng vấn visa phải xác nhận rằng hồ sơ điện tử của sinh viên/khách trao đổi đã có trong cơ sở dữ liệu SEVIS trước khi cấp visa F, J, hoặc M.
Các biểu mẫu SEVIS và chứng nhận điện tử cũng áp dụng đối với các thành viên trong gia đình nhập cảnh vào Hoa Kỳ theo diện visa F-2, M-2 hoặc J-2, mặc dù đối tượng này không phải đóng phí SEVIS.
Các đương đơn xin visa J-1 được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ được miễn phí SEVIS nếu mã chương trình học bắt đầu bằng G-1, G-2, G-3 và G-7. Hầu hết các sinh viên và khách trao đổi khi quay trở lại Hoa Kỳ để tiếp tục chương trình học không phải đóng phí SEVIS.
Lệ phí SEVIS là 200 đôla Mỹ đối với sinh viên (F1/M1) và 180 đôla Mỹ đối với khách trao đổi (J1). Các đương đơn phải mang theo biên lai đóng phí SEVIS khi đến phỏng vấn xin thị thực.
Để có những hướng dẫn về thủ tục đóng phí SEVIS, vui lòng tham khảotrang web SEVIS.
Lưu ý: Những đương đơn đến phỏng vấn nhưng chưa đóng lệ phí SEVIS sẽ không được phép tham dự cuộc phỏng vấn và sẽ được yêu cầu quay trở lại Đại sứ quán sau khi có bằng chứng đã đóng phí SEVIS.
Phí SEVIS phải được thanh toán trước ngày phỏng vấn.
  • Nếu đóng phí SEVIS bằng thẻ tín dụng, đương đơn phải đóng phí ít nhất 3 ngày làm việc trước ngày phỏng vấn
  • Nếu đóng phí SEVIS bằng cách gửi thư thông thường, phí SEVIS cần phải được đóng ít nhất 15 ngày trước ngày phỏng vấn
(Khung thời gian này là để cho phép Bộ An ninh Nội địa, với địa chỉ được ghi trên mẫu I-901, nhận được khoản phí SEVIS, nhập tiền vào tài khoản, và cập nhật trên SEVIS.)

Lệ phí được miễn
Những người được nhận học bổng Fulbright hoặc học bổng của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) cùng vợ/chồng hoặc con cái không phải nộp phí xét đơn visa hoặc phí SEVIS.


Thay đôi lệ phí xét visa từ ngày 13/04/2012

Bắt đầu từ ngày 13/04/2012, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ điều chỉnh lệ phí xét cấp các loại visa như sau.
Lệ phí xét cấp visa không định cư
Loại visa  
Lệ phí trước đây
Lệ phí mới
Du lịch, Công tác/kinh doanh, Quá cảnh, Thuyền viên/ Phi hành đoàn, Sinh viên, Khách trao đổi văn hoá, và Nhân viên báo chí
$140
$160
Các loại visa theo giấy phép (loại visa H, L, O, P, Q và R)
$150
$190
Thương gia đầu tư theo hiệp ước thương mại (visa loại E)
$390
$270
Hôn phu/Hôn thê (visa loại K)
$350
$240
Thẻ qua lại biên giới (đương đơn từ 15 tuổi trở lên)
$140
$160
Thẻ qua lại biên giới (đương đơn dưới 15 tuổi)
$14
$15
Lệ phí xét cấp visa định cư
Loại visa
Lệ phí trước đây
Lệ phí mới
Thành viên trực hệ hoặc thành viên gia đình của công dân Hoa Kỳ
$330
$230
Làm việc
$720
$405
Các loại visa định cư khác
$305
$220
Người được chọn (trúng thưởng) từ chương trình sổ xố visa Hoa Kỳ
$440
$330
Phục hồi tình trạng thường trú nhân Hoa Kỳ
$380
$275

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét